Một ngôi chùa linh thiêng trên đỉnh núi cao. Có một vị tu sĩ hành thiền uyên thâm. Thỉnh thoảng vị tu sĩ xuất quan để giảng pháp cho người dân hành hương. Biết tin tu sĩ sắp khai giảng, phật tử tụ về đông đảo chật kín cả trong ngoài sân chùa. Sự tín tâm dâng cao độ. Bài thuyết pháp rất hay lay động lòng người khiến người ta phát tâm bỏ dữ làm lành. Nhiều người nghe xong muốn thực hành ngay. Ai nấy hoan hỉ xuống núi, mọi chuyện sẽ kết thúc rất tốt đẹp nếu không có một bài học xảy ra.
Một người giàu có không tìm thấy đôi giày đắt tiền của mình đã phiền lòng báo lên chùa nhưng không ai giúp được gì. Trời sắp tối, đường xuống núi nhiều đá nhọn và gai góc. Người này chửi rủa một hồi rồi xỏ chân vào 1 đôi giày ít đắt tiền hơn của người khác và xuống núi. Không lâu sau, một người nhà giàu nữa cũng tìm giày, báo lên chùa, chùa không giải quyết. Người này bực tức xỏ chân vào đôi khác. Và người khác cũng bị mất giày, lại xỏ chân vào đôi khác.
Chùa thì liên tục nhận tin báo mất giày dép lên đến gần cả trăm người. Vị tu sĩ lấy làm lạ mới hỏi đệ tử chuyện gì đang xảy ra mà mất đến cả trăm giày dép. Đệ tử bảo là không thấy người lạ đến trộm dép. Và nếu lấy hàng trăm đôi như thế mang đi sẽ phát hiện được ngay.
Vị tu sĩ bảo đệ tử ra theo dõi tình hình có gì mới mẻ hơn không. Trong khi đó bên ngoài, dép mất đã đến chân của một người hiểu đạo. Người này biết ngay vấn đề là chỉ mất 1 đôi nhưng do sự tiếc của của những người trước đã khiến họ lấy của người khác. Và tạo dây chuyền đến hàng trăm đôi. Giờ mọi chuyện sẽ kết thúc nếu mình đi chân không về nhà. Người này, đi ngay và không bao lâu đá nhọn gai nhọn đâm chảy máu chịu không thấu phải lên lấy dép khác đi về. Và nhiều người hiểu đạo khác cũng vậy cũng đi chân không cho đến tóe máu rồi quay lên lấy dép người khác. Sự việc cứ xảy ra dây chuyền như thế. Nhà chùa vẫn nhận tin mất dép lên đến hàng trăm. Vị sư phụ vẫn điềm tĩnh. Các đệ tử vẫn theo dõi.
Đến khi sự mất dép đến chân của một người thực hành lâu năm đạo pháp. Người này hiểu cần phải chấm dứt chuỗi mất mát này tại mình. Người đó cởi áo quấn lấy chân và đi xuống. Thấy mọi việc êm xuôi tưởng đã xong. Nào ngờ lát sau người này chạy lên vì bị muỗi rừng, vắt và côn trùng núi làm đau quá. Đành lấy dép của người khác.
Một người khác có nhiều từ bi hơn đã theo dõi việc này từ đầu. Người này không đợi đến việc mình bị mất dép mà chủ động hiến dép cho người chuẩn bị lấy của người khác rồi vắt óc nghĩ cách xuống núi. Người này đã nhờ 2 người đi cùng kè mình trên vai đỡ xuống qua những nơi đá và gai nhọn. Nhưng chẳng bao lâu 2 người kia kiệt sức đành quay lại lấy dép khác.
Cuối cùng sự mất dép đến được một người sáng suốt, từ bi và can đảm. Người này nhìn sơ tình hình và quyết định tặng dép cho người đi xuống. Còn mình ở lại chùa. Vị sư phụ lấy làm lạ hỏi tại sao con không về mà muốn ở lại. Người này cho hay sự việc mất dép chẳng qua xuất hiện là để kiểm chứng đạo lực tu tập của mọi người. Người lấy dép ngay từ đầu là người chưa thay đổi gì cả. Chỉ biết phần mình. Người bỏ dép đi chân không là người can đảm nhưng thiếu trí tuệ. Vì thế bị thương tổn cũng ko vượt qua được. Người quấn áo là người có trí tuệ nhưng thiếu can đảm. Người hiến dép là người có từ bi biết hi sinh vì người khác nhưng vẫn còn thiếu các yếu tố để về đích. Con sẽ ở đây 1 đêm rồi mai sẽ có cách về.Vị tu sĩ đồng ý cho người này ở lại tu tập 1 đêm.
Sáng hôm sau người phật tử từ bi này dậy sớm thực hành các bài tập luyện sớm rồi ngồi chờ ở cửa chùa. Không lâu sau. Mấy người có tâm đêm qua bị kẹt phải lấy dép của người khác đã lần lượt đem dép lên trả lại. Số lượng bắt đầu tăng dần đến hàng trăm đôi. Vị phật tử lấy đôi của mình rồi nhanh chóng xuống núi. Người tu sĩ gật đầu khen người này có trí tuệ.
Hôm sau nữa, số lượng đem dép lên trả vẫn còn. Và đa phần là lên để nhận lại dép của mình ở tay người khác. Khi mọi việc xong xuôi. Vị đệ tử thấy hoan hỉ mới đến gặp tu sĩ để học hỏi thêm. Vị tu sĩ cho biết chỉ một biến cố mất dép thôi đã thể hiện tâm thức vị tha hay vị kỷ, từ bi hay trí tuệ, can đảm hay sợ hãy. Rất rõ ràng, thông qua các việc này đã thấy phần lớn phật tử đã biết sống vì người khác, rất nhiều người có lương tâm. Vài người còn ích kỷ nhưng sau đó lương tâm cắn rứt đã đem những đôi giày tốt ban đầu trả lại. Những người này tương lai sẽ thay đổi. Đệ tử gật gù hiểu ra và thắc mắc là chùa mình lâu nay không mất dép.
Vị sư phụ mới mở tủ lấy đôi giày đắt tiền đầu tiên ra. Vị đệ tử há mồm. Sao sư phụ lại lấy của người ta. Tất cả mọi sự xáo trộn mất hàng trăm đôi là do đôi đầu tiên này. Và nguyên nhân là ở sư phụ. Vị tu sĩ mỉm cười, ta chỉ tạm lấy đi 1 cái giả để mọi người học được cái chân lý vi diệu của đời sống này. Nhiều người chỉ vì một sự mất mát nhỏ bé của mình. Nhưng vì lòng ích kỷ đã thẳng tay giành lấy của người khác và đau khổ kéo dây chuyền. Không phải 1 chuyện mà rất nhiều câu chuyện được chồng chéo lên nhau tạo đau khổ mất mát từ tình yêu, sự nghiệp, danh vọng, vị trí... ít có ai có hy sinh. Nhưng nếu có hy sinh cũng ko có trí tuệ để vượt qua. Và không đủ can đảm để thực hiện.
Xã hội vốn đang như thế. Mọi người đang cướp dép lẫn nhau. Biết bao giờ mới có người dừng lại tặng dép và hiểu rằng sự cho đi không bao giờ mất mà nó tự quay về. Việc của mình là dâng trọn cả đêm dài cho đấng thiêng liêng là xong. Người cuối cùng hiểu được quy luật đó nên xem như được gần với đấng cao cả hơn một chút. Nếu ai cũng hiểu bài học này thì thế gian này sẽ có thêm các vị thánh.
- Dạ con hiểu rồi ạ.
TRẦM HƯƠNG KỲ ANH
Địa chỉ: 20/H3 Cây Trâm- P. 8- Q. Gò Vấp - Tp.HCM
ĐT: 0868 703 848 -0938 210 499
Email: TramHuongKyAnh@gmail.com